Sốt xuất huyết Dengue (Dengue hemorrhagic fever, DHF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn mang virus gây bệnh (giống muỗi Aedes aegypti). Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa, chủ yếu tập trung tại những khu vực có điều kiện vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của muỗi. Việt Nam là nước nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, là điều kiện sinh sống lý tưởng cho các loài muỗi, vì vậy các gia đình cần nắm rõ dấu hiệu sốt xuất huyết để phòng tránh và kịp thời điều trị.
1. Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Loài muỗi Aedes aegypti hay còn được biết đến với cái tên Muỗi vằn là mầm bệnh chứa virus Dengue gây nên bệnh sốt xuất huyết cho người. Thời điểm ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới là vào thế kỷ XIII với hơn 100 nước được ghi nhận có ca nhiễm, ước tính mỗi năm có từ 50 - 1000 ca nhiễm. Vì độ lây nhiễm cao do vật trung gian đông đúc (loài muỗi) và tính lặp lại hàng năm của nó nên Tổ chức Y tế thế giới WHO đã xếp loại bệnh này nằm trong nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần phải loại bỏ và tìm ra phương án điều chế vắc xin đặc trị.
2. Các giai đoạn của bệnh
Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn ủ bệnh: 3 – 10 ngày (có thể kéo dài đến 14 ngày), thường không có triệu chứng.
Giai đoạn sốt: Người bệnh sốt cao đột ngột, liên tục, có thể có cơn rét run, kèm theo nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau mỏi cơ khớp và nhức hai hố mắt. Da xung huyết, thường có chấm xuất huyết dưới da, có thể có chảy máu chân răng hoặc chảy
Giai đoạn nguy hiểm: thường vào ngày thứ 3 -7 của bệnh. Người bệnh còn sốt hoặc đã giảm sốt. Có thể có các biểu hiện lừ đừ, phù mi mắt, tràn dịch màng phổi, màng bụng, gan to, có thể đau, có thể có dấu hiệu của xuất huyết niêm mạc và các tạng.
Giai đoạn hồi phục: Sau 24 - 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm. Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, ăn ngủ khá hơn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều.
3. Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở bệnh nhân bị nhẹ:
Sốt cao liên tục 39 - 40 độ C trong khoảng 2 - 3 ngày hoặc kéo dài hơn.
Có hiện tượng đau đầu dữ dội vùng trán, sau đầu.
Trên cơ thể xuất hiện những nốt phát ban và mẩn đỏ.
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở bệnh nhân bị nặng:
Ngoài các triệu chứng trên bệnh nhân có thể có những triệu chứng nguy hiểm dưới đây:
-Dấu hiệu xuất huyết: Từ những nốt nổi mẩn đã diễn tiến thành các vết chấm xuất huyết bên ngoài da, chân răng bị chảy máu, chỗ tiêm bị bầm tím, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen do nội tạng bị xuất huyết, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, thậm chí còn bị chảy máu vùng âm đạo.
-Bên cạnh bị đau vùng đầu, bệnh nhân còn bị đau bụng, hay buồn nôn, mệt mỏi li bì do ảnh hưởng của hội chứng chảy máu cơ quan nội tạng làm tụt huyết áp, gây choáng và mất nhiều máu.
-Sự thiếu máu lên não sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Người bệnh dễ lâm vào trạng thái không tỉnh táo, mất dần ý thức và co giật.
-Đổ mồ hôi lạnh.
-Khó thở.
Trong trường hợp khi đã uống thuốc hạ sốt nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị càng sớm càng tốt. Đặc biệt, nếu tiểu cầu trong máu hạ thấp, người bệnh cần phải được theo dõi tránh dẫn đến tình trạng xuất huyết trong và gây nên các biến chứng nguy hiểm. Ở bệnh nhân thể nặng nếu không được cứu chữa kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong.
4. Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức phòng tránh sốt xuất huyết:
Phun thuốc diệt muỗi định kì
Dùng rèm mảnh tẩm hóa chất che cửa để hạn chế muỗi
Mặc quần áo dài tay, ngủ màn
Đậy kín chum, lu chứa nước để muỗi không có chỗ đẻ trứng
Phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh tránh để nước tù đọng hoặc thu gom, lật úp các vật thải chứa nước như chai, lọ, lốp xe…
Nên ở trong nhà và đề phòng hơn vào sáng sớm, chiều tối, và buổi tối vì muỗi hoạt động nhiều trong thời gian này…
-Nếu bạn có các dấu hiệu của xuất huyết Dengue bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám tư vấn và điều trị. Tùy vào từng giai đoạn bệnh cũng như mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên cho bạn có thể điều trị ngoại trú tại nhà hay là bạn phải nhập viện để theo dõi và điều trị.
Hiện có 0 nội dung bình luận