Lún xẹp cột sống có loãng xương thường không gây tử vong nhưng gây lên những tổn thương nặng nề về sức khỏe, kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
*Nhóm tác giả: Nguyễn Thanh Nam, Lê Văn Tịnh, Đinh Văn Hải, Hà Ngọc Linh và Cộng sự Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
Lún xẹp cột sống có loãng xương thường không gây tử vong nhưng gây lên những tổn thương nặng nề về sức khỏe, kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo nghiên cứu về loãng xương cột sống ở Châu Âu (EVOS), ở tuổi 75-79, tỷ lệ xẹp thân đốt sống do loãng xương mỗi năm là 13,6 trên 1000 người đối với nam, và 29,3 đối với nữ. Ở Mỹ, mỗi năm phải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ (khoảng 17,9 tỷ đô la) để điều trị gãy xương do loãng xương, còn tại Anh quốc là khoảng 1,7 tỷ bảng Anh. Ở Việt Nam, trong một nghiên cứu 4200 người tại thành phố Hồ Chí Minh có 45% người trên 50 tuổi, trong số này có tới 14% nữ và 5% nam được chẩn đoán loãng xương2.
Năm 1984, tại Pháp, Herve Deramond đã đánh dấu bước tiến lớn trong điều trị xẹp thân đốt sống khi đề ra phương pháp tạo hình đốt sống bằng bơm xi măng sinh học. Ở Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ của Giáo sư Herve Deramond, khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị đầu tiên áp dụng kỹ thuật này. Đến nay kỹ thuật đã được triển khai rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và các trung tâm, bệnh viện lớn tại Việt Nam và mang lại hiệu quả rõ rệt2.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành bơm xi măng sinh học cho một số trường hợp xẹp thân đốt sống do loãng xương dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và có kết quả tốt. Trước nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực phẫu thuật và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật cao, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đề tài cấp tỉnh 2022-2024 làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nhân rộng quy trình kỹ thuật: “Nghiên cứu, đánh giá tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement sinh học điều trị người bệnh xẹp đốt sống có loãng xương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc” với 04 mục tiêu:
-
Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng ứng dụng bơm xi măng sinh học điều trị người bệnh xẹp thân đốt sống có loãng xương trên Thế giới và Việt Nam.
-
Mục tiêu 2: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đánh giá hiệu quả ứng dụng kỹ thuật điều trị người bệnh xẹp thân đốt sống có loãng xương bằng bơm xi măng sinh học tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Mục tiêu 3: Xây dựng quy trình kỹ thuật điều trị người bệnh xẹp thân đốt sống có loãng xương bằng bơm xi măng sinh học tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp, nhân rộng kết quả nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu thực hiện đánh giá hiệu quả ứng dụng kỹ thuật ở 80 người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc với tổng số đốt sống được tạo hình là 108. Nghiên cứu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung và kinh phí theo quy định hiện hành. Thông tin người bệnh được mã hóa, giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình 76,68±8,87. Xẹp đốt sống do loãng xương chủ yếu xuất hiện ở nhóm đối tượng người bệnh trên 70 tuổi. Kết quả nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của Đoàn Anh Tuấn, tuy nhiên cao hơn so với một số nghiên cứu khác của Karmakar, Khúc Văn Trung 3,4,5. Trong nghiên cứu của chúng tôi có sự phân bố không đồng đều về giới tính, người bệnh nữ chiếm đa số với 76,2%, kết quả này tương đương với một số nghiên cứu của Nguyễn Thế Điệp tại BVĐK tỉnh Thái Bình năm 2023, Khúc Trung Văn năm 2018 và nghiên cứu Karmakar và cộng sự 2014 6,5,4.
Một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu được đánh giá tại biểu đồ dưới đây:
|
Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều có triệu chứng đau tại chỗ trong đó tỷ lệ đau âm ỉ chiếm 67,5%; tỷ lệ có đau dữ dội chiếm 32,5%. |
Biểu đồ 3.1. Triệu chứng đau của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Một số triệu chứng lâm sàng khác của đối tượng nghiên cứu
Có 36 (45%) đối tượng nghiên cứu có triệu chứng lâm sàng đau tại chỗ; Có tới 68 (85%) có rối loạn vận động; Tuy nhiên, mới chỉ có 2 (2,5%) có biến dạng cột sống gù; khi đối tượng nghiên cứu sử dụng thuốc giảm đau chỉ có 36 (45%) đối tượng nghiên cứu cảm thấy đỡ khi sử dụng thuốc giảm đau. Có sự khác biệt khi so sánh với nghiên cứu của Sambrook và Đỗ Mạnh Hùng 7,8.
Bảng 3.2. Phân bố thang điểm VAS của đối tượng nghiên cứu trước điều trị
Điểm VAS của ĐTNC là 6,86 ± 0,76; trong đó cao nhất là 8 điểm; thấp nhất là 5; Tất cả đều phân bố ở khoảng 5-6 (đau nhiều) 23(28,8%) và 7-8(đau rất nhiều) 57(71,2%) tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Gia Du, nhưng thấp hơn khi so với nghiên cứu Trần Kim Hà, Eck Jason, Đàm Thủy Trang, Farrokhi và cộng sự 9,10,11,12.
Bảng 3.3. Phân bố thang điểm Roland-Morris của đối tượng nghiên cứu trước điều trị
|
Điểm Roland-Morris 19,7 ± 2,27. Tất cả đều phân bố ở khoảng 9-16 và 17-24 tương tự nghiên cứu của Khúc Văn Trung 5, tuy nhiên khác biệt khi so với Trout và cộng sự, Kallmes 13,14. |
Mật độ xương trung bình đo ở cột sống theo điểm T-score: Mật độ xương trung bình đo ở cột sống: -3,8 0,7. Thấp nhất là -5,6, cao nhất là -2.6. Theo WHO thì các BN có T-score ≤ -2.5 và có gãy xương được phân loại là loãng xương nặng không có sự chênh lệch quá nhiều khi so sánh với các nghiên cứu khác 15,9.
|
Trong số 108 đốt sống được can thiệp chủ yếu rơi vào đốt D12,L1,L2-L4. |
Biểu đồ 3.2. Số lượng và vị trí các đốt sống bị xẹp(N=108)
Sau khi tiến hành tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement sinh học cho nhóm người bệnh trên nhóm nghiên cứu đã tìm ra một số kết quả sau:
Bảng 3.4. Kết quả cải thiện chiều cao đốt sống sau phẫu thuật tạo hình
|
Sau phẫu thuật chiều cao tường trước và tường giữa tăng lên rõ rệt, ít cải thiện ở tường sau, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). |
|
Điểm đau VAS trung bình của người bệnh trước điều trị là 6,86, khi ra viện giảm xuống còn 2,2 và 03 tháng sau tạo hình chỉ còn 1,01 điểm. |
Biểu đồ 3.3. Điểm đau VAS TB của người bệnh tại ba thời điểm trong qua trình điều trị |
|
|
Điểm đau Roland-Morris trung bình của người bệnh trước điều trị là 19,7, khi ra viện giảm xuống còn 9,01 và 03 tháng sau tạo hình chỉ còn 5,54 điểm. |
Biểu đồ 3.4. Điểm đau Roland-Morris TB tại ba thời điểm trong qua trình điều trị |
Bảng 3.5. Kết quả điều trị của người bệnh theo thang điểm Macnab(N=80)
|
8,8% kết quả rất tốt; 88,7% kết quả tốt; 2,5% kết quả trung bình. Sau tạo hình thân đốt sống 03 tháng đánh giá kết quả điều trị theo thang điểm Macnab có 8,8% rất tốt; 91,2% kết quả tốt; không có người bệnh đạt kết quả trung bình và xấu. |
Như vậy, bơm cement tạo hình thân đốt sống cho người bệnh loãng xương là một phương pháp đem lại hiểu quả cao với 100% người bệnh giảm đau sau bơm, không có các biến chứng gây triệu chứng làm sàng, phương pháp điều trị đạt hiệu quả tốt nhất ở người bệnh sau theo dõi 03 tháng trở lên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Loãng xương - Rối loạn mô cơ xương và mô liên kết. Cẩm nang MSD - Phiên bản dành cho chuyên gia. Accessed July 2, 2024.
https://www.msdmanuals.com/vi/professional/rối-loạn-mô-cơ-xương-và-mô-liên-kết/loãng-xương/loãng-xương
2. Đánh giá kết quả bước đầu điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống qua da tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Đánh giá kết quả bước đầu điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống qua da tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Accessed July 2, 2024.
http://trungtamkiemsoatbenhtatthanhhoa.vn/web/tin-tuc-su-kien/nghien-cuu-khoa-hoc/danh-gia-ket-qua-buoc-dau-dieu-tri-xep-dot-song-do-loang-xuong-bang-bom-xi-mang-sinh-hoc-tao-hinh-than-dot-song-qua-da-tai-benh-vien-da-khoa-tinh-thanh-hoa.html
3. Đoàn Anh Tuấn. Kết quả bơm xi măng không bóng qua da điều trị xẹp thân đốt sống ngực, thắt lưng do loãng xương tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;535:76.
4. Karmakar Arnab, Suchi Acharya, Dibyendu Biswas. Evaluation of Pereutaneous Vertebroplasty for Management of Symptomatic Osteoporotic Compression Fracture. Journal of clinical and diagnostic research(JCDR). 11(8):RC(07)
5. Khúc Văn Trung. Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên người bệnh loãng xương bằng phương pháp bơm ciment sinh học qua da tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Thái Nguyên. Published online 2018:39.
6. Nguyễn Thế Điệp. Đánh giá kết quả điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học có bóng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế. 90/2023:56.
7.Sambrook P, C Cooper. Osteoporosis. Lancet (London, England). 2010;367(9527):8.
8. Đỗ Mạnh Hùng. Nghiên cứu ứng dụng tạo hình đốt sống bằng cơm cement có bóng cho người bệnh loãng xương. Thư viện tài liệu trực tuyến số 1 Việt Nam. Published online 2018.
9. Hoàng Gia Du. Kết quả phẫu thuật tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement có bóng điều trị xẹp đốt sống do loãng xương tại Bệnh viện Bạch Mai. VMJ. 512(2).
10.Trần Kim Hà. Đánh giá kết quả bước đầu điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống qua da tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
11.Eck Jason C, Dean Nachtigall, S Craig Humphreys. Comparison of vertebroplasty and balloon kyphoplasty for treatment of vertebral compression fractures: a meta-analysis of the literature. The Spine Journal. 8(3):488-197.
12.Đàm Thủy Trang, Phạm Mạnh Cường. Bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp đốt sống mới do loãng xương. Tạp chí Điện quang Việt Nam. 2014;15–4:6.
13.Trout Abdrew, David F Kallmes. Evaluation of vertebroplasty with a validated outcome measure: The Roland-Morris Disability Questionaire. merican Journal of Neuroradiology. 26(10):2652-2657.
14.Kallmes David F, Bryan, A Comstock. A randomized trial of vertebroplasty for osteoporotic spinal fractures. New England Journal of Medicine. 361(6):569-579.
15.Trần Trung Kiên. Nghiên cứu đặc điểm mật độ xương, X-quang, cộng hưởng từ và kết quả bơm xi măng điều trị xẹp thân đốt sống. Published online 2023.