Hiện nay, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch trên thế giới ngày một gia tăng. Đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh lý tim mạch, chiếm 33% số trường hợp tử vong.
Theo thống kê của Viện Tim Mạch năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành trong độ tuổi 18- 65 chiếm 25%, vậy cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.
Bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. Song trên thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn chúng ta nghĩ, nó có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào và tuổi mới bị mắc cũng ngày càng trẻ hoá.
Triệu chứng của bệnh tim mạch ở giai đoạn đầu thường không đặc hiệu, rất khó nhận thấy. Đến khi các dấu hiệu trở nên rõ ràng và điển hình hơn thì bệnh đã bước sang giai đoạn nguy hiểm. Lúc này việc điều trị trở nên phức tạp và mang nhiều rủi ro đến với sức khỏe người bệnh.
Hãy đến cơ sở y tế khám chuyên khoa tim mạch ngay khi xuất hiện những dấu hiệu
|
Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới |
-
Khó thở, khó thở tăng lên khi người bệnh gắng sức;
-
Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực;
-
Nhịp tim nhanh, mạch không đều;
-
Cảm giác hồi hộp trống ngực;
-
Tức nặng chân kèm nổi nhiều tĩnh mạch (gân xanh) ở chân;
-
Chóng mặt, ngất xỉu, mệt mỏi, kiệt sức;
Biện pháp chẩn đoán và phòng ngừa bệnh lý tim mạch.
Chẩn đoán dựa trên tiểu sử bệnh, gia đình và các thói quen như: hút thuốc, mắc bệnh tiểu đường, béo phì … hoặc thăm dò chức năng thực hiện tại cơ sở y tế như: xét nghiệm máu, siêu âm tim, siêu âm doppler mạch mạch, holter điện tâm đồ…Từ đó tầm soát sớm được bệnh lý về tim mạch để có phương hướng điều trị kịp thời giảm thiểu biến chứng nặng nề của bệnh.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thành Lê (Trưởng khoa Tim mạch): Để dự phòng bệnh tim mạch, chúng ta cần bỏ thuốc lá, giảm cân khoa học, ăn nhiều rau xanh, hạn chế mỡ động vật, tập thể dục đều đặn. Khi xuất hiện những triệu chứng nêu trên cần chủ động đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt nhằm phát hiện, điều trị kịp thời giảm thiểu biến chứng nguy hiểm do bệnh tim mạch gây nên.
Tác giả: Thành Tuyên