Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì và nguyên nhân do đâu?
Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng mà vùng da, củng mạc của trẻ có màu vàng hoặc vàng cam. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do chức năng chuyển hóa bilirubin của gan trẻ chưa hoàn thiện. Bilirubin là một chất màu vàng hình thành khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Khi mang thai, gan của mẹ sẽ loại bỏ bilirubin cho em bé. Sau khi sinh, gan của trẻ sơ sinh có thể chưa phát triển đủ và cần một thời gian để chức năng gan chuyển hóa bilirubin một cách hiệu quả.
Hiện tượng vàng da thường xảy ra trong vòng hai tuần đầu sau sinh, đây là giai đoạn quan trọng cần quan sát da trẻ hàng ngày. Vàng da dễ thấy nhất ở nơi có ánh sáng tốt. Với những trường hợp khó quan sát, người chăm sóc trẻ dùng tay ấn nhẹ lên da từ 2 đến 5 giây ở da vùng ngực, bụng, đùi, cẳng chân, bàn chân của trẻ, khi thả tay ra, vùng da có màu vàng thì khả năng trẻ bị vàng da. Vị trí vàng da thường sẽ xuất hiện từ mặt, đến dây rốn, đùi, cẳng tay (chân) và cuối cùng là bàn chân (bàn tay). Mức độ vàng da có thể từ nhẹ, trung bình, đến đậm.
Phân loại biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có nguy cơ tiến triển nặng (vàng da bệnh lý).
Với vàng da sinh lý:
- Thường xuất hiện sau ngày 2 – 3 sau sinh
- Hết vàng da trong vòng 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ non tháng
- Mức độ vàng da nhẹ, chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn
- Vàng da đơn thuần, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác nhau thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, li bì,…
- Xét nghiệm nồng độ bilirubin trong máu với trẻ đủ tháng <12 mg/dl, trẻ non tháng <15mg/dl.
Với vàng da bệnh lý:
- Vàng da đậm xuất hiện trong 3 ngày đầu, đặc biệt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh
- Vàng da kéo dài trên 14 ngày đối với trẻ đủ tháng và trên 21 ngày đối với trẻ non tháng
- Vàng da lan nhanh đến đùi hoặc cẳng chân, bàn chân trong những ngày đầu sau sinh
- Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều, ngủ li bì, khó đánh thức, trẻ bứt rứt hoặc kích thích, gồng cứng hoặc co giật,…
- Xét nghiệm nồng độ bilirubin trong máu tăng cao hơn mức độ sinh lý bilirubin gián tiếp >12mg/dl với trẻ đủ tháng và >15mg/dl với trẻ non tháng.
Vàng da là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Với hầu hết trường hợp trẻ vàng da sinh lý có hàm lượng bilirubin trong máu thấp nên không nguy hại và không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý theo dõi để xử trí kịp thời các trường hợp vàng da nặng, diễn tiến vàng da bệnh lý nhằm tránh nguy cơ tổn thương não, biến chứng nhiễm độc thần kinh, thậm chí gây tử vong ở trẻ.
Phương pháp điều trị vàng da sơ sinh
Hiện nay, tình trạng vàng da sơ sinh được điều trị bởi ba phương pháp chính:
- Chiếu đèn: Là phương thức điều trị được sử dụng rộng rãi, an toàn và hiệu quả nhất để làm giảm nồng độ bilirubin gián tiếp trong máu và phòng ngừa bệnh não cấp do tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu sau sinh. Mục đích của chiếu đèn là nhằm chuyển bilirubin tự do thành bilirubin tan trong nước và thải ra ngoài qua đường tiết niệu và đường mật xuống phân.
- Thay máu: Được chỉ định khi vàng da nặng đến lòng bàn tay, bàn chân kéo dài trên 1 tuần, hoặc mức bilirubin trong máu tăng cao >20mg/dl, cùng với những biểu hiện bất thường về thần kinh.
- Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền Albumine và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp.
Các phương pháp có thể sử dụng kết hợp tùy theo từng trường hợp.
Phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh
Cách phòng ngừa vàng da sơ sinh tốt nhất là cho trẻ bú sữa đầy đủ:
- Nếu trẻ bú mẹ: Cho trẻ bú từ 8 đến 12 cữ mỗi ngày để đảm bảo trẻ không bị mất nước, giúp cơ thể đào thải bilirubin nhanh hơn.
- Nếu trẻ không được bú mẹ (do bệnh lý của mẹ), trẻ có thể bú sữa công thức: Cho trẻ bú khoảng 30 - 60ml sữa công thức mỗi 2 - 3 giờ trong tuần đầu tiên.
Enable Ginger
Ngoài ra, mẹ nên xét nghiệm nhóm máu trước khi mang thai. Sau sinh, trẻ cũng sẽ được xét nghiệm nhóm máu. Việc này sẽ giúp loại trừ (hoặc xác định) nguy cơ bé bị vàng da sơ sinh do không tương thích với nhóm máu của mẹ, từ đó có các biện pháp can thiệp phù hợp.
Cannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceLog in to edit with Ginger
Tác giả: Thành Tuyên
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceEdit in Ginger
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceEdit in Ginger
Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceEdit in Ginger
Hiện có 0 nội dung bình luận