Điều trị nội nhiệt suy mạn tính tĩnh mạch hiển lớn bằng Laser là biện pháp can thiệp tối thiểu, an toàn, hiệu quả với tỉ lệ thành công cao và ít biến chứng. Lợi điểm của phương pháp này là bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú, tính thẩm mỹ cao, thời gian hồi phục nhanh, bệnh nhân có thể vận động ngay sau can thiệp và trở lại hoạt động hằng ngày sau một vài ngày. Phương pháp này nên được áp dụng rộng rãi thay thế phẫu thuật kinh điển trong tương lai đêt đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân
Suy tĩnh mạch mạn tính là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến với tỉ lệ mắc bệnh cao. Trong các thập kỉ trước, phẫu thuật là biện pháp kinh điển điều trị suy tĩnh mạch. Ngày nay, sự xuất hiện các kĩ thuật can thiệp nội mạch tối thiểu ít xâm lấn đang dần thay thế phương pháp phẫu thuật cổ điển1.Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, mỗi năm tiếp nhận khám và điều trị khoảng gần 12.000 lượt bệnh nhân. Trong đó, những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân gặp bệnh lý suy giãn tĩnh mạch mạn tính đang ngày một tăng cao. Kỹ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính bằng Laser tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc bắt đầu triển khai từ năm 2020 và đã đem lại một số thành công bước đầu. Việc đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp Laser nội mạch để làm cơ sở sử dụng phương pháp điều trị thường quy sẽ góp phần đưa đến những lợi ích cho người bệnh về sức khỏe và giảm thiểu gánh nặng kinh tế khi không phải điều trị tại các bệnh viện tuyến Trung ương. Đó là lí do chúng tôi thực hiện nghiên cứu cấp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021-2023: “Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả ứng dụng kỹ thuật điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn mạn tính bằng Laser nội mạch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc” với 04 mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hiển lớn mạn tính tại tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển lớn mạn tính.
3. Đánh giá hiệu quả của phương pháp nhiệt nội mạch bằng Laser trong điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn mạn tính sau 1 tháng.
4. Đề xuất giải pháp nhân rộng ứng dụng kỹ thuật.
Nghiên cứu thực hiện khảo sát đánh giá thực trạng mắc bệnh tại cộng đồng trên 420 người bệnh/người nhà người bệnh đến khám chữa bệnh tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện/thành phố và đánh giá hiệu quả ứng dụng kỹ thuật ở 100 người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc với tổng số chi can thiệp là 100. Nghiên cứu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung và kinh phí theo quy định hiện hành. Thông tin người bệnh được mã hóa, giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Sau 24 tháng thực hiện nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ mắc bệnh lý suy giãn tĩnh mạch mạn tính tại cộng đồng bằng cách ghi nhận các triệu chứng lâm sàng thông qua hình thức phát vấn là 49.5%. So sánh với một số nghiên cứu trước đó đã thực hiện tại Việt Nam tương đồng với nghiên cứu Nguyễn Thị Miên (47,6%), tuy nhiên thấp hơn nhiều so với nghiên cứu quan sát của Đinh Thị Thu Hương(80%) và Nguyễn Trung Anh(63,6)2,3,4. Các đối tượng nghiên cứu có các yếu tố như: Tuổi; Tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch dưới da; mắc bệnh lý mạn tính khác; Đã từng sinh con (Nữ giới) có tỷ lệ mắc suy tĩnh mạch hiển lớn mạn tính cao hơn so với nhóm đối tượng còn lại, có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Để đánh giá hiệu quả kỹ thuật nhóm nghiên cứu đã triển khai kỹ thuật trên 100 người bệnh tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Nhóm bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hiển lớn mạn tính chi dưới dựa theo hướng dẫn của Hội tĩnh mạch Hoa Kỳ năm 2009 và Hội tĩnh mạch Châu Âu năm 2014. Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình 52,1± 10,8; Nhóm tuổi thường gặp nhất 40-60 tuổi chiếm 68,0% tương đồng với nghiên cứu của Hồ Khánh Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh5; Tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 1/3,3; 37% người bệnh có BMI từ mức thừa cân trở lên; 91% người bệnh có công việc đứng, ngồi lâu >8h; tiền sử gia đình chiếm 68,0%, đa số người bệnh đều đã mắc suy giãn tĩnh mạch lâu năm trung bình 12,5 ± 10,8.
Một số triệu chứng lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu được đánh giá tại biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1.Triệu chứng lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu |
Biểu đồ 2. Phân độ lâm sàng C theo phân loại CEAP của nhóm đối tượng nghiên cứu |
Đa số triệu chứng thường gặp nhất là đau tức (97%), mỏi căng (86%)... Phần lớn ở giai đoạn C2(74%); C3,C5,C6 chiếm tỷ lệ tương đương nhau 3,0% tương đồng với nghiên cứu của Đinh Thị Thu Hương và Đặng Thị Minh Thu, Hồ Khánh Đức6,5,4.
Bảng 1. Thang điểm VCSS trước khi làm can thiệp
|
Điểm VCSS trung bình là 7,6 ± 3,5; trong đó thấp nhất là 4 điểm và cao nhất là 21 điểm tương đồng với nghiên cứu Sincos nhưng cao hơn so với nghiên cứu Nguyễn Trung Anh7,3. |
|
Đường kính TMHL TB tại quai 9,4±1,1mm; đoạn thân TMHL trên gối là 5,9±1,3mm; Đoạn thân tĩnh mạch hiển lớn dưới gối là 5±1 mm. Thời gian dòng trào ngược đo được tại quai trung bình là 2,9±0,8 giây; đoạn thân tĩnh mạch hiển lớn trên |
gối là 3,0 ± 0,8 giây; đoạn dưới gối là 2,8 ± 0,7 giây. Mối tương quan giữa thang điểm VCSS trước can thiệp với đường kính TMHL trước can thiệp ta thấy không có tương quan giữa 2 thông số này với r <0,3. |
Sau khi tiến hành can thiệp, đã có sự thay đổi lớn về các triệu chứng cơ năng cũng như các chỉ số như sau:
|
Sau 01 tháng, các triệu chứng cơ năng đều giảm nhiều, triệu chứng loét chân, phù chân giảm hoàn toàn. Chuột rút, mỏi căng giảm còn 20% và 40%. 74,0% bệnh nhân vẫn còn cảm giác đau tức và 34,0% bệnh nhân còn cảm giác tê bì tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Vân Anh, nghiên cứu đa trung tâm tại Châu Âu, Vasquez và Hồ Khánh Đức cho thấy các tỷ lệ này đều giảm rõ rệt8,9. |
|
|
Sau khi can thiệp laser 01 tháng tỉ lệ các phân độ lâm sàng C3,5,6 giảm hoàn toàn không còn xuất hiện, tỷ lệ C2 cũng giảm mạnh còn 6,0%. Mức C0,C1,C4 có xu hướng tăng lên do người bệnh có mức độ nặng hơn điều trị được cải thiện. |
|
|
Đường kính quai hiển lớn giảm còn 6.88±1.2; đoạn trên gối còn 4.36±1.0; đoạn dưới gối còn 3.60±0.79. Đường kính tĩnh mạch hiển lớn sau can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê so với đường (p< 0,001). |
|
Biểu đồ 6. Hiệu quả hết dòng trào ngược >0,5s sau điều trị |
100% các tĩnh mạch chi dưới được can thiệp bằng Laser nội mạch đều tắc hoàn toàn không còn dòng chảy và dòng trào ngược khi làm siêu âm Doppler. |
|
|
Sau 01 tháng theo dõi, không có người bệnh có biến chứng nặng, chỉ có 11% người bệnh có cảm giác tê bì dọc vị trí đốt của tĩnh mạch.
Điều trị nội nhiệt suy mạn tính tĩnh mạch hiển lớn bằng Laser là biện pháp can thiệp tối thiểu, an toàn, hiệu quả với tỉ lệ thành công cao và ít biến chứng. Lợi điểm của phương pháp này là bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú, tính thẩm mỹ cao, thời gian hồi phục nhanh, bệnh nhân có thể vận động ngay sau can thiệp và trở lại hoạt động hằng ngày sau một vài ngày. Phương pháp này nên được áp dụng rộng rãi thay thế phẫu thuật kinh điển trong tương lai đêt đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eklof B, Perrin M, Delis K.T. Updated terminology of chronic venous disorders: The VEIN-TERM transatlantic interdisciplinary consensus document. Journal of Vascular Surgery. 49(2):498-501.
2. Nguyễn Thị Miê. Dịch tễ học và một số yếu tố liên quan đến bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới trên đối tượng giáo viên khu vực quận Cầu Giấy - Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành. 2015.
3. Nguyễn Trung Anh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới của phương pháp gây xơ bằng thuốc và laser nội mạch. Luận án tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108. 2017.
4. Đinh Thị Thu Hương. Vein consult program:An observational, multicenter, descriptive survey of chronic venous disease. International Union of Phlebology (UIP). 2011.
5. Hồ Khánh Đức. Điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng laser nội mạch 810nm. Y học thành phố Hồ Chí Minh. Published online 2008.
6. Đặng Thị Minh Thu, Nguyễn Anh Vũ. Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2018.
7. Sincos I.R, Baptista A.P.W., Coelho F. Prospective randomized trial comparing radiofrequency ablation and complete saphenous vein stripping in patients with mild to moderate chronic venous disease with a 3-year follow-up. Einstein (Sao Paulo). 17(2).
8. Nguyễn Vân Anh. Đánh giá hiệu quả sớm điều trị suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới bằng sóng có tần số radio. Luận văn thạc sỹ y học- Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. Published online 2014.
9. Vasquez MA1, Wang J. The utility of the Venous Clinical Severity Score in 682 limbs treated by radiofrequency saphenous vein ablation. J Vasc Surg. Published online 2007.